. } Bằng Lăng Tím: tháng 1 2013

Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013

Lại một đại thụ của làng âm nhạc ra đi


Ở tuổi 93, nhạc sĩ Phạm Duy ra đi, để lại di sản sáng tác đồ sộ cùng tình yêu trọn đời dành cho âm nhạc.

14h30 chiều 27/1, nhạc sĩ Phạm Duy mất tại bệnh viện 115, TP HCM sau 3 ngày nhập viện cấp cứu. Hiện người nhà ông đang làm thủ tục để chuyển thi hài người nhạc sĩ tài hoa về nhà lo an táng. Chăm sóc ông những ngày cuối đời có con trai Duy Cường luôn túc trực cùng với một vài người thân. Phút lâm chung, ông cũng ra đi trong vòng tay người thân, gia đình và bạn bè.

Từ Pháp liên lạc về, Đức Tuấn khóc: "Tôi coi Phạm Duy như một người ông. Ông ra đi mà tôi không có bên cạnh. Thật buồn". Anh cũng chia sẻ cảm xúc trên facebook: "Nghìn trùng xa cách, Ông đã đi rồi..... Con xa quá không gặp được Ông lần cuối. Xin kính chúc nhạc sĩ Phạm Duy yên giấc. Một cuộc phiêu lưu mới Ông đang bắt đầu. Con sẽ hát mãi những bài hát của Ông cho một thế hệ mới".
Nhạc sĩ Phạm Duy tại cuộc giao lưu mừng sinh nhật ông với chủ đề "Tạ ơn đời" diễn ra từ ngày 5 đến ngày 18/10. Chặng cuối cùng của "Tạ ơn đời" khép lại vào ngày 18/10/2012 tại Phòng trà Da Vàng, TP HCM với ca sĩ: Cẩm Vân, Đức Tuấn, Quang Linh, Thanh Thúy, Xuân Phú... Tâm sự trong đêm này, Phạm Duy cho biết, ông rất hạnh phúc khi ở tuổi 93 vẫn cảm thấy trẻ trung và những nhạc phẩm mình sáng tác sống được theo thời gian, được các ca sĩ trẻ chọn hát. Ảnh: Lý Võ Phú Hưng.


Nhạc sĩ nổi danh qua đời chỉ hơn một tháng sau khi con trai cả Duy Quang của ông mất ở tuổi 62. Trước đó người nhà giấu tin Duy Quang mất vì sợ Phạm Duy buồn và ảnh hưởng đến sức khỏe vốn đã rất yếu của ông. Nhưng khi biết tin, Phạm Duy không quá đau buồn. Ông tâm sự với nữ danh ca Ánh Tuyết, ông biết con trai bệnh và sẽ không qua khỏi nên đã chuẩn bị sẵn tâm thế để đón nhận. Nhạc sĩ Phạm Duy cảm thấy được an ủi hơn khi con trai mất trong tình cảm yêu thương của khán giả, bạn bè và người thân.

Tuổi cao sức yếu, thời gian qua Phạm Duy vài lần vào viện cấp cứu rồi lại ra viện khi sức khỏe có dấu hiệu phục hồi. Khoảng 2 tuần trước khi qua đời, ông còn có thể đi dạo được. Những người gần gũi ông giai đoạn cuối đời đều nhận xét, ông luôn thể hiện sự lạc quan, yêu đời, yêu người, yêu cuộc sống như chính âm nhạc của mình. Khoảng một tuần trước khi mất, ông còn trao đổi thư từ qua email với ca sĩ Ánh Tuyết để góp ý cho chị về việc thực hiện những album nhạc của ông mà nữ danh ca đã ấp ủ kế hoạch từ lâu.



Sau 14 ca khúc được cấp phép biểu diễn vào tháng 4/2012 như: Mùa thu chết, Giọt mưa trên lá, Tạ ơn đời, Tiễn em, Đi đâu cho thiếp theo cùng… gần đây nhất, một loạt ca khúc khác của Phạm Duy tiếp tục được cấp phép trở lại, gồm có: Mẹ ta, Mẹ xinh đẹp, Mẹ chờ mong, Lúa mẹ, Nước mắt rơi, Những gì sẽ đem theo về cõi chết, Phố buồn, Tiếng hát trên sông Lô, Viễn du, Xuân nồng, Biển khúc, Em hát, Khúc ru tình, Nỗi nhớ vô thường, Tình qua tin nhắn...

Phạm Duy sinh ngày 5/10/1921 tại Hà Nội, tên thật là Phạm Duy Cẩn. Ông là nhạc sĩ, ca sĩ, nhà nghiên cứu nhạc của Việt Nam. Ông được coi là một trong những nhạc sĩ lớn của nền tân nhạc với số lượng sáng tác đồ sộ, đa dạng về thể loại, trong đó có những bài đã trở nên rất quen thuộc với người Việt. Ngoài sáng tác, Phạm Duy còn có nhiều công trình khảo cứu về âm nhạc Việt Nam có giá trị. Ông cũng từng giữ chức giáo sư nhạc ngữ tại trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn.

Từ sau năm 1975, ông sang Mỹ sống và định cư. Năm 2005, ông về Việt Nam sống an hưởng tuổi già. Tang lễ nhạc sĩ Phạm Duy được tổ chức tại tư gia ở Lê Đại Hành, phường 3, Quận 11, TP HCM. Lễ nhập quan diễn ra lúc 9h ngày 28/1, lễ động quan lúc 6h ngày 3/2. Nhạc sĩ Phạm Duy sẽ yên nghỉ tại Hoa viên Nghĩa trang Bình Dương.

VNexpress

Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2013

Tạ Tình


Từ kiếp nào ta ngỡ bơ vơ
Người ân tình sao nỡ xa ta
Từ kiếp nào tình ngỡ tình sầu
Và lòng thì ngỡ lòng buồn
Lòng ngỡ lòng buồn vì lòng tìm mãi tình hồng
Tìm mãi tình hồng mà tình thì mãi mịt mùng
Ai đi tìm ai suốt đời.
Ai đi tìm ai suốt đời

Tình yêu nào như đến trong mơ
Tình yêu nào êm ái như thơ
Tình yêu nào lòng cứ đợi chờ
Đợi chờ từng phút từng giờ
Từng phút từng giờ mà tình thì đến nào ngờ
Tình đến nào ngờ vì tình nào có hẹn giờ
Em đi tìm anh suốt đời.
Em đi tìm anh suốt đời.

Đời em ngỡ chết theo ngày buồn
Buồn lẻ loi thấy đâu niềm vui
Niềm vui đó xót xa đợi chờ
Chừ đã tới với tình anh cho

Tình yêu này em nhớ ơn anh
Tình yêu này em nhớ ơn thêm.

Tình yêu này, tình quá ngọt ngào
Và tình còn quá tràn đầy
Tình quá tràn đầy làm lòng cảm thấy nghẹn lời
Lòng thấy ngẹn lời vì tình hồng rực rỡ một trời
Em tôn thờ anh suốt đời
Em tôn thờ anh suốt đời

Tình yêu này, tình yêu này
Tình yêu này, em nhớ ơn anh

Hoàng Thi Thơ


Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

Hoài Cổ





Ta vẫn về góc phố nhỏ ngày xưa
Đếm nhịp thời gian âm thầm hoài niệm
Vốn đẩy lùi những nỗi nhớ về xa
Chia ly qua ta còn lại có một mình

Chiều cuối đông so đo từng bước nhỏ
Bỗng chợt ngậm ngùi đâu đó thu quen
Ai có về ngõ nhỏ quán xưa
Đâu có còn chốn củ tâm tình?

Vẫn hỏi lòng tình ấy sao phôi pha
Đành gấp lại cô đơn, xếp nếp dòng kí ức
Sẽ nhạt nhòa bao nỗi ưu tư
Rồi bình yên sẽ về với tình yêu đầy hoa nắng

Xuân đã về sởi ấm lối thu quen
Ai hởi tình ai... liệu điều này có thật?
Hay vẫn còn trăn trở những âu lo
Hay đa tình tự cổ vốn không thể xóa nhòa?

BLT 9/1/2013

Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013

Định nghĩa cảm xúc "Cô Đơn"


Là gì khi:

Có nhiều người vây quanh nhưng ta vẫn cảm thấy cô đơn.

Cô đơn là... giữa bộn bề cuộc sống, ta không tìm được bến lặng...

Cô đơn là... giữa hơi ấm của gia đình, ta không tìm được sự đồng cảm...

Cô đơn là... trong vòng tay bạn bè, ta không tìm được sự sẻ chia...

Cô đơn là... bên cạnh anh nhưng tim ta không tìm được rung cảm...

Cô đơn là... bên những đứa bạn thân, ta không tìm được người trao gửi niềm tin...

Cô đơn là... giữa nhịp sống hối hả vùn vụt trôi, ta không tìm được nhịp bước của đời ta...

Cô đơn là... khi quay cuồng trong ào ạt sms ta không tìm được một dòng chữ ngắn ngủi đang mong chờ...

Cô đơn là... giữa cái nóng bức của phố thị đông người, ta không tìm được chút ấm áp của tình thương...

Cô đơn là... giữa muôn ngàn cặp mắt chăm chú dõi theo ta, ta không bắt gặp được một ánh mắt chân tình...

Giữa nhịp sống hối hả vùn vụt trôi, ta không tìm được nhịp bước của đời ta...


Cô đơn là... khi ngột ngạt trong sự quan tâm, ta chợt nhận ra không có một cử chỉ thật lòng...

Cô đơn là... khi đứng trước ánh lửa rừng rực cháy, ta vẫn cảm thấy cái giá lạnh len lỏi vào tim...

Cô đơn là... khi ta vấp ngã trên bước đường tấp nập, chợt nhận ra chẳng có một cánh tay...

Cô đơn là... khi nước mắt chực trào ra, chẳng một chiếc khăn chìa đến...

Cô đơn là... khi đã bật khóc, chẳng có trìu mến một bờ vai...

Cô đơn là... khi có được vô vàn niềm vui, chợt nhận ra không có người chia sẻ...

Cô đơn là... khi những nỗi buồn được " thốt ra", chợt nhận thấy chẳng có một người " lắng nghe"....

Theo diendaneva

Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2013

30 Cách phân biệt đàn ông giàu và nghèo' gây sốt






Những so sánh thú vị giữa hai thái cực gây nên nhiều tranh cãi trong cộng đồng mạng.
 Cùng lướt qua “30 Cách phân biệt đàn ông giàu và nghèo” khiến cư dân mạng xôn xao nhân dịp đầu năm:

1. Đàn ông giàu hay nói tới đi chơi. Đàn ông nghèo hay nói tới công việc.

2. Đàn ông giàu ăn mặc theo sở thích của mình. Đàn ông nghèo ăn mặc theo sở thích của người xung quanh hoặc theo quy định.

3. Đàn ông nghèo dẫn bạn gái vào tiệm sang trọng. Đàn ông giàu dẫn vào tiệm kín đáo.

4. Đàn ông nghèo hay mang tiền trong túi. Đàn ông giàu mang thẻ tín dụng. Đàn ông cực giàu chả mang gì hết.

5. Đàn ông nghèo hay nói về tài sản. Đàn ông giàu hay nói về các dự định.

6. Đàn ông giàu tặng quà theo cảm hứng. Đàn ông nghèo tặng quà theo những ngày quy định trong năm

7. Đàn ông nghèo nhiều bạn bè. Đàn ông giàu nhiều cấp dưới.

8. Đàn ông giàu thường già. Đàn ông nghèo thường trẻ. Nếu quá trẻ mà giàu thì đấy chỉ là con của đàn ông giàu.

9. Đàn ông nghèo hay kể về những cô gái anh ấy ghét. Đàn ông giàu hay kể về những cô gái anh ấy yêu.

10. Đàn ông giàu bước ra khỏi xe hơi là đi thẳng. Đàn ông nghèo bước ra là nhìn chung quanh.

11. Đàn ông nghèo hay kể về những nơi đã đi qua. Đàn ông giàu hay kể về những người đã gặp.

12. Đàn ông nghèo hay đeo dây chuyền và nhẫn vàng. Đàn ông giàu chả có gì hết.

13. Dẫn bạn gái vào cửa hàng, đàn ông giàu thả đó rồi đi. Đàn ông nghèo luôn luôn muốn đi kèm.

14. Nếu bạn đòi đi thi hoa hậu, đàn ông nghèo sẽ can và nói: “Em không đậu đâu”, còn đàn ông giàu cũng can và nói: “Em đậu để làm gì?”.

15. Đến nhà bạn gái, đàn ông nghèo nhìn đồ đạc trong phòng. Đàn ông giàu nhìn tranh ảnh trên tường.

16. Mới gặp nhau, đàn ông nghèo hỏi: “Em làm nghề gì?”. Đàn ông giàu hỏi: “Em định không làm nghề gì?”.

17. Kể về thời thơ ấu, đàn ông nghèo hay nói: “Ngày xưa anh khổ”. Còn đàn ông giàu hay nói: “Ngày xưa anh chả biết gì”.

18. Khi bị mất cắp, đàn ông nghèo nói: “Của đi thay người”. Còn đàn ông giàu nói: “Thôi cho chúng nó”.

19. Vô khách sạn, đàn ông nghèo quan tâm tới những gì trong phòng. Đàn ông giàu quan tâm những gì ngoài cửa sổ.

20. Gặp bọn cướp, đàn ông giàu đưa tiền, đàn ông nghèo chiến đấu dũng cảm.

21. Đàn ông nghèo giáo dục con cái quan tâm tới học hành. Đàn ông giàu giáo dục con cái quan tâm tới giao tiếp.

22. Đàn ông nghèo uống rượu theo nhãn hiệu. Đàn ông giàu uống rượu theo năm.

23. Đàn ông nghèo khoe bạn giàu. Đàn ông giàu khoe bạn nghèo.

24. Đàn ông nghèo nói: “Xa em là anh chết”. Đàn ông giàu nói: “Xa em anh sẽ sống khác đi”.

25. Dự hội nghị, đàn ông nghèo quan tâm lãnh đạo nói gì. Đàn ông giàu quan tâm ai là lãnh đạo.

26. Đàn ông nghèo mua tặng bố mẹ vợ thuốc bổ. Đàn ông giàu mua tặng vé đi du lịch.

27. Đàn ông nghèo da trắng trẻo. Đàn ông giàu da rám nắng.

28. Đàn ông nghèo đọc xem báo chí viết gì. Đàn ông giàu đọc xem báo chí không viết gì.

29. Đàn ông nghèo hứa: “Yêu em cho đến chết”. Đàn ông giàu hứa: “Yêu em cho đến hết yêu”.

30. Đi bên em, đàn ông nghèo nắm tay. Đàn ông giàu khoác vai.

Còn bạn, bạn thấy sao?

BLT sưu tầm